Dành cho đối tác (Header)

7bf52960-8d2f-eb11-947f-42f2e92eb5a9
Tra cứu thông tin

Mục lục tạp chí

Mục lục Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 (183). 2023

MỤC LỤC VÀ TÓM TẮT SỐ 1 (183). 2023

Tết cung đình thời Trịnh - Nguyễn và vương triều Nguyễn qua góc nhìn của người nước ngoài ở các thế kỷ XVII-XVIII

Nguyễn Quang Trung Tiến, Nguyễn Chí Ngàn

Từ cuối thế kỷ XVI, đến đầu thế kỷ XIX, nước Đại Việt bị chia cắt lâu dài và trải qua quá trình mở rộng lãnh thổ, phát triển kinh tế - xã hội, nội chiến, ngoại xâm và tiến hành các cuộc chiến tranh chống kẻ thù dân tộc. Đất nước bao năm loạn lạc triền miên mới được thống nhất và quốc hiệu Việt Nam ra đời từ năm 1804. Trong gần 300 năm ấy, Tết cung đình thời vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vương triều Nguyễn trên toàn Việt Nam đã diễn ra như thế nào qua góc nhìn đương thời của người nước ngoài? Đó là nội dung chính của bài viết này.

Royal Lunar New Year in Trinh-Nguyen eras and Nguyen dynasty from the perspective of foreigners in the 17th-18th centuries

Nguyen Quang Trung Tien, Nguyen Chi Ngan

From the late 16th century to the early 19th century, Dai Viet was divided and dealt with territorial expansion, socio-economic development, internal wars, foreign invasion and struggled against the nation’s enemies. The nation’s official name of Vietnam was officially used in 1804 after its unification. The main content of the article is to study how the royal Lunar New Year in the eras of King Le and Trinh Lords in Tonkin (Dang Ngoai), Nguyen Lords in Cochinchina (Dang Trong) and the Nguyen Dynasty nationwide was celebrated during 300 years from the contemporary perspective of foreigners.

Khảo về “câu chuyện ăn Tết” 100 năm trước

Nguyễn Quang Trung Tiến

Tranh luận có nên duy trì tết Nguyên đán/ tết Ta đã được nêu ra từ đầu thế kỷ XXI, đặc biệt sau đề xuất của Giáo sư Võ Tòng Xuân năm 2006 là không tổ chức. Nên hay không đón tết Ta hay đơn giản hóa phong tục vẫn đang tiếp tục được tranh luận giữa nhiều nhóm xã hội. Tuy đây không phải là trọng tâm chính của bài viết này, nhưng để góp phần hữu ích vào cuộc tranh luận đang diễn ra và để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu những “câu chuyện ăn Tết” đáng suy ngẫm ở Việt Nam 100 năm trước.
 

The investigation into “Tet stories” of Vietnam from 100 years ago.

Nguyen Quang Trung Tien

Since the early 21st century, whether to keep the Lunar New Year/Tet Ta has been debated, notably after Professor Vo Tong Xuan’s suggestion in 2006 that it should not be celebrated. Many social groups have argued about celebrating Tet Ta and simplifying its traditions. Although this is not the primary topic of this article, we would like to offer the meditative “Tet stories” of Vietnam from 100 years ago to make a meaningful contribution to the present debate and broaden public opinion. 

Tín ngưỡng thờ ông Táo ở Thừa Thiên Huế

Nabeta Naoko,  Nguyễn Văn Quảng

Thờ cúng Ông Táo là tín ngưỡng truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên Huế. Đã có một số bài viết về chủ đề này đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, hội nghị, hội thảo và trên Internet, tuy nhiên, các tư liệu thành văn và điều tra thực địa trước đây không ghi rõ thời gian và địa điểm điều tra, hầu như không đề cập và chưa phân tích cụ thể về tượng Ông Táo cũng như chưa được hệ thống hóa hoàn chỉnh, đầy đủ. Trên cơ sở đó, thông qua việc phân tích tài liệu và điều tra thực địa tại địa phương, nghiên cứu này muốn làm rõ các vấn đề: (1) Trình bày đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng ông Táo của người dân Thừa Thiên Huế hiện nay; (2) Làm sáng tỏ sự biến đổi của nghi lễ đưa rước Ông Táo qua quá trình lịch sử; (3) Làm sáng tỏ quá trình hình thành tượng ông Táo ở Thừa Thiên Huế cũng như lý do tại sao nó được tạo ra.

Worship belief in “Ong Tao” (Kitchen God) in Thua Thien Hue

Nabeta Naoko, Nguyen Van Quang

The worship of “Ong Tao” (Kitchen Gods) is a long-standing tradition among the Vietnamese, including residents in Thua Thien Hue. Some articles on this topic have been published in books, newspapers, journals, conferences or workshops’ proceedings and internet resources; however, the previous written documents and fieldwork still need to clarify the research time and sites and be systematized entirely, and the statue of Ong Tao needs to be analyzed and mentioned further.
As a result, on the basis of documentary analysis and field survey, the article is to clarify: (1) Characteristics of worship belief in Ong Tao of people residing in Thua Thien Hue today; (2) The alteration of rituals throughout history; (3) The creation of the statue of Ong Tao in Thua Thien Hue and the rationale for its existence.

Truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông tiếp cận qua góc nhìn bộ biểu tượng (trọng tâm là ở phủ huyện Nam Sách các thế kỷ XVI-XIX)

Chu Xuân Giao

Bài viết này, từ cách tiếp cận văn hóa sử, đề xuất một bộ biểu tượng cho truyền thống hiếu học và khoa bảng ở xứ Đông - nơi sản sinh ra tới khoảng 1/6 tiến sĩ Nho học qua các triều đại quân chủ Việt Nam. Bộ biểu tượng gồm ba biểu tượng chính: (1) Văn miếu Mao Điền; (2) Làng khoa bảng Mộ Trạch; (3) Hình tượng nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Cũng thể thêm một biểu tượng nữa, là hình tượng nhân sĩ phủ huyện Nam Sách các thế kỉ XVI-XIX (phủ huyện có số người đỗ đạt cao nhất trong toàn xứ, mà tiêu biểu nhất là dòng họ Trần ở Điền Trì). 

The tradition of studiousness and royal examinations in the Eastern realm from the perspective of a set of symbols (notably in Nam Sach district in the 16th-19th centuries)

Chu Xuan Giao

From the historical cultural approach, the article proposes a set of symbols for the tradition of studiousness and royal examinations in the Eastern realm where produced 1/6 Confucian doctoral laureates through the Vietnamese monarchies. A set of symbols includes (1) Mao Dien temple; (2) Mo Trach village; (3) The image of the female doctoral laureate named Nguyen Thi Due. It is also possible to add one more symbol which is the image of the Nam Sach district’s patriotic personalities in the 16th-19th centuries (where there was the highest number of passers nationwide, typically the Tran family in Dien Tri). 

Kết quả và một số đề xuất nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 

Cung Trọng Cường, Nguyễn Đoàn Quốc Anh, Đỗ Quỳnh Hương, Nguyên Minh

Bài viết này trình bày kết quả khảo sát Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương (DDCI - Department and District Competitiveness Index) trong điều hành các hoạt động kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho chương trình khảo sát DDCI của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.

Findings and recommendations for the improvement of the Department and District Competitiveness Index in Thua Thien Hue province in 2022

Cung Trong Cuong, Nguyen Doan Quoc Anh, Do Quynh Huong, Nguyen Minh

This article presents the findings of an investigation into the Department and District Competitiveness Index (DDCI) in managing the economic activities of Thua Thien Hue province in 2022. Accordingly, some recommendations are made to improve the effectiveness of the DDCI survey program of Thua Thien Hue province in 2023.

Định hướng xây dựng quy định về hình thức, chiều cao kiến trúc phố cổ Gia Hội

Đặng Minh Nam

Hiện nay, phố cổ Gia Hội ngày càng bị biến dạng, đặc biệt là sự thay đổi về hình dáng và công năng của các công trình kiến trúc vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm mất đi nét cổ kính vốn có của khu phố. Để có cơ sở khoa học cho việc trùng tu, bảo tồn và quy hoạch diện mạo khu vực phố cổ Gia Hội, bài viết phân tích hiện trạng chiều cao, hình thức kiến trúc, cũng như sự biến đổi hình thái không gian trong quá trình đô thị hóa để đưa ra những định hướng xây dựng quy định về hình thức, chiều cao kiến trúc trên hai tuyến phố chính của phố cổ Gia Hội là Chi Lăng và Bạch Đằng.

The direction of the architectural regulations on the style and height of Gia Hoi old quarter

Dang Minh Nam

Gia Hoi old quarter has increasingly deformed, especially in the shape and function of architectural constructions for various reasons, and as a result has lost its formerly ancient characteristics. In order to have a scientific basis for the restoration, preservation and planning of the appearance of Gia Hoi old quarter, the article analyzes the current status of height and the architectural styles, as well as the change of spatial morphology in the urbanization process to provide the direction and regulations on construction including the style, architecture and maximum height on Chi Lang and Bach Dang streets belonging to Gia Hoi old quarter.

Tổng quan công trình Một hành trình tộc người: kiếm tìm người Chăm của Việt Nam

Đỗ Thị Thùy Lan

Công trình Một Hành trình Tộc người: Kiếm tìm Người Chăm của Việt Nam (A Journey of Ethnicity: In Search of the Cham of Vietnam, Cambridge Scholar Publishing, 2020) xuất phát từ nghiên cứu tiến sĩ, ngành Nhân học, tại Đại học Washington (Hoa Kỳ), và sau một thời gian dài làm việc, nghiên cứu tại Việt Nam và Đông Nam Á của Rie Nakamura. Các hành trình đó đã cho thấy một thực thể Chăm đa dạng, phức tạp và sống động hơn so với nhận thức đại chúng (hoặc kể cả hàn lâm) và sự phân loại tộc người chính thống của Việt Nam hiện nay. Cuốn sách thảo luận về khái niệm “Dân tộc”, các chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện đại, khái quát những điểm cơ bản về vương quốc Chămpa trong lịch sử, đặc biệt là khảo tả chân xác, tinh tế về “những người Chăm” khác nhau ở duyên hải Nam Trung Bộ (cụ thể là Ninh Thuận) và đồng bằng sông Cửu Long, cũng như cách thức bản sắc tộc người Chăm được thể hiện trong khung cảnh quốc gia Việt Nam đương đại. Cho dù hạn chế chủ yếu của sách là sự thiếu cập nhật tài liệu nghiên cứu của một hai thập kỷ gần đây, nhưng cần khẳng định tác giả đã rất thành công trong phương pháp quan sát tham dự, đưa đến một tư liệu điền dã dân tộc học quý giá, những phân tích, hiểu biết sâu sắc về các nhóm Chăm trong thời khắc đổi mới và hội nhập của Việt Nam nửa sau thập niên 1990. 

Book review a journey of ethnicity: in search of the Cham of Vietnam 

Do Thi Thuy Lan

A Journey of Ethnicity: In Search of the Cham of Vietnam (Cambridge Scholar Publishing, 2020) has been developed from Rie Nakamura’s doctoral dissertation in Anthropology at the University of Washington (the United State) and after her long time working and doing research in Vietnam and Southeast Asia. Those journeys have revealed a more diverse, complex and vivid Cham entity than the current mass (or even academia) perceptions and the orthodox ethnic classification of Vietnam today. The book discusses the concept of “Dân tộc” (Nation), national policies in modern Vietnam, outlines the basic points of the Champa kingdom in history. Especially, the main contributions of the book are a detailed and accurate description of “the different Cham people” in the South-Central Coast (in Ninh Thuận particularly) and the Mekong Delta, as well as how the Cham ethnic identity is represented in the contemporary Vietnamese national landscape. Although the main limitation of the book is the lack of updating research materials of the last two decades, it should be affirmed that the author has been very successful in the method of participant observation. So that, she could bring a valuable ethnography, analysis and insight into the Cham groups in the moment of Vietnam’s renovation and integration in the second half of the 1990s.

 Bản in]
Các bài khác