Dành cho đối tác (Header)

7bf52960-8d2f-eb11-947f-42f2e92eb5a9
Tra cứu thông tin

Nam Đông - Lấy doanh nghiệp làm động lực pháp triển
12/10/2023 3:15:28 CH

Nam Đông là huyện vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa độc đáo, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng, phát triển tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Với một số tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và các chương trình, chính sách đặc thù riêng của huyện Nam Đông đã được triển khai có hiệu quả thực tế trong nhiều năm qua, tạo hành lang pháp lý thuận lợi về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.

Đặc biệt, huyện Nam Đông đã áp dụng Bộ chỉ số xếp hạng DDCI trong nội bộ huyện nhằm tạo động lực cạnh tranh giữa các đơn vị tại địa phương là kênh thông tin, giám sát hữu hiệu giữa UBND huyện, cộng đồng doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ công, tiến tới cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh và đem lại những kết quả tích cực.

Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8 năm 2022, huyện Nam Đông hiện có 75 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hơn 1.100 hộ kinh doanh đang đăng ký hoạt động. Trong những năm qua, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đem lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển chung của huyện, Huyện ủy, UBND huyện Nam Đông đã ban hành các kế hoạch, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Kế hoạch số 33/KH/HU của Huyện ủy Nam Đông về Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 09/NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 01-NQ/HU của Huyện ủy Nam Đông về phát triển Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021-2025. Trong đó, nổi bật là đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, một số ngành nghề, nhóm sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu, sử dụng nhiều lao động địa phương như: may công nghiệp, chế biến mủ cao su, sản xuất đá ốp lát, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, ngành nghề nông thôn. Và rất nhiều chính sách, kế hoạch khác.

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công tác đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đông, ngoài việc mở rộng những chính sách hộ trợ, huyện Nam Đông còn đẩy mạnh phấn đấu, thi đua về công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến công tác đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, chú trọng cải thiện các thủ tục hành chính thuộc các chỉ số thành phần có vị trí xếp hạng thấp, góp phần tăng vị trí xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, phấn đấu năm 2022 và 2023 huyện Nam Đông nằm trong “Nhóm tốt” hoặc trong top đầu của toàn tỉnh.

Bên cạnh việc tiếp cận gần hơn, sát hơn để thấu hiểu doanh nghiệp, UBND huyện cũng xác định rõ cần phải giải quyết những vướng mắc, các yếu tố hạn chế trong công tác điều hành, quản lý Nhà nước. Do đó, thời gian qua, UBND huyện Nam Đông đặc biệt chú trọng đến công tác cải cách hành chính, thủ tục đăng ký đầu tư, trong đó, chu yếu là rút ngắn thủ tục hành chính nhằm giảm thiểu thời gian cho doanh nghiệp khi tiếp cận và làm việc với các bộ phận tiếp nhận. Thành quả rõ nét cho quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đó là vị trí xếp hạng DDCI 2021 của huyện tăng mạnh 15 bậc từ 32 lên thứ 17, tương ứng tăng 8,43 điểm. Kết quả đã cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo huyện đối với chỉ số DDCI đã tạo hiệu ứng tích cực. Đóng góp lớn nhất trong các chỉ số thành phần là hỗ trợ doanh nghiệp 3,75, tính năng động tăng 1,86, tính minh bạch và tiếp cận thông tin tăng 1,21 điểm và vai trò người đứng đầu tăng 1,08 điểm. Trong đó có 2 chỉ số giảm điểm là chi phí không chính thức và cạnh tranh bình đẳng, tuy nhiên mức độ giảm không đáng kể.

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành kinh tế của Nam Đông đều ở mức cao. Ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng rất nhanh 20,10% nhưng giá trị sản xuất thấp nhất. Ngành dịch vụ bao gồm du lịch và các ngành nghề khác (chưa có thống kê cụ thể loại hình) có mức tăng trưởng cao 19,28%, giá trị sản xuất 478 tỷ là ngành mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

Theo ông Trần Quốc Phụng – Chủ tịch UBND huyện Nam Đông: “Thời gian qua, trong công tác điều hành và giải quyết thủ tục hành chính đã được UNBD huyện triển khai theo hướng khai thác, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin để phấn đấu giảm tối đa chi phí, thời gian cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Với sự quyết tâm và những giải pháp rất căn cơ, chúng tôi tin tưởng rằng môi trường đầu tư, kinh doanh của huyện Nam Đông sẽ ngày càng khởi sắc và đạt được mục tiêu giữ vững xếp hạng DDCI trong năm 2021, khẳng định Nam Đông là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư”.

Trong thời gian đến, để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra trong các Nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trện địa bàn, UBND huyện Nam Đông tiếp tực tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ doạnh nghiệp đặc thù cho huyện, đẩy mạnh hướng dẫn công tác đầu tư, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; Chủ trì, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác thủ tục hành chính về hỗ trợ doanh nghiệp tại các cơ quan hành chính; Xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn; Tổ chức theo dõi, kiểm tra xây dựng và đẩy mạnh xếp hạng chỉ số DDCI Nam Đông vào 3 vị trí dẫn đầu toàn tỉnh; Tạo sự cải tiến liên tục công tác cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, hình thành văn hóa ứng xử tử tế với nhà đầu tư và doanh nghiệp địa phương; Xây dựng hình ảnh Nam Đông năng động, tích cực; Góp phần thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp của địa phương.

Lê Nguyên Phú
 Bản in]
Các bài khác
     

Theo dõi Fanpage

 

Dành cho đối tác (Tin tiêu điểm)